Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

T

 
  • Tác Nghiêm(tên gọi)Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2005 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (25 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Bình, pháp tự Chân Tác Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 364 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tác Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.




  • Taming the Tiger within (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai. Nhà Parallax xuất bản năm 2005.


  • Tài Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1992, tập sự xuất gia năm 2007 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (16 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Tài Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 542 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tài Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tào Khê (địa danh) Một con suối trong khu rừng thuộc tu viện Bích Nham.
  • Tánh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1976, tập sự xuất gia năm 2004 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (29 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Tâm Nhuận Sa, pháp tự Chân Tánh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 222 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tánh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tánh Thiên (tên gọi) Xem Nhất Định.
  • Tạng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2006 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Đại Hiếu, pháp tự Chân Tạng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 440 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tạng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tăng Hội (tên gọi, lễ lược) 1. Tên vị sơ tổ của Thiền tông Việt Nam, người gốc Giao Châu và Khương Cư (tham khảo sách Thiền sư Khương Tăng Hội, nhà xuất bản An Tiêm, Paris ấn hành năm 1998). 2. Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 1 đến 3 tháng 12 năm 1998 tại Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 1998-1999.
  • Tăng thân (thuật ngữ) Đoàn thể tu học của ta, đoàn thể mà ta xem như chính cơ thể của ta vậy. Trong văn học Phật giáo đã có danh từ Phật thân, pháp thân, hóa thân, ứng thân nhưng chưa có danh từ tăng thân. Sống trong một đoàn thể tu học, xem đoàn thể tu học của ta như một gia đình tâm linh, ngày nào cũng xây dựng tình huynh đệ, thì đoàn thể trở nên thân thể của chính ta. Những gì xảy ra cho tăng thân, tích cực hay tiêu cực đều được xem như xảy ra cho chính ta. Trong những lúc thực tập, cùng thở, cùng đi, cùng ngồi, cùng chấp tác, hành giả có thể xem tăng thân như là cơ thể và siêu việt được ranh giới ngã chấp, cá nhân, do đó năng lượng tập thể của tăng thân rất lớn có thể nuôi dưỡng và chuyển hóa từng người. Trong Ba Viên Ngọc Qúy (Tam Bảo) thì Tăng thân là viên ngọc cụ thể nhất, gần gũi nhất. Nhờ Tăng thân mà ta tiếp xúc được với Phật thân và Pháp thân. Nương tựa Tăng thân hết lòng cũng là nương tựa nơi Bụt và nơi Pháp. Nếu ta có Phật thân và Pháp thân thì ta cũng đồng thời có Tăng thân vậy.
  • Tăng thân giải cứu (giới điều) Hai mươi bảy giới của 250 giới khất sĩ, ba mươi sáu giới của 348 giới khất sĩ nữ, giới bản tân tu. Vị tỳ khưu nào phạm vào một trong những giới này mà biết phát lộ ngay với đại chúng thì chỉ cần thực tập 15 ngày thì được tăng thân cho làm lễ giải tội. Nếu phát lộ sau một số ngày che dấu thì số ngày thực tập biệt trú bị tăng lên bằng với số ngày che dấu ấy. Trong những ngày biệt trú, vị tỳ khưu này phải sống trong một hoàn cảnh đơn sơ thiếu tiện nghi và làm việc tay chân nhiều hơn để được nhớ rằng mình đang thực tập trong những ngày biệt trú, mà không được tiếp nhận lễ bái, trai tăng, không có thị giả, không được thuyết pháp và chấp trì các chức vị lớn như tri khách, tri sự, v.v… Tăng Thân Giải Cứu, tiếng Anh là Sangha Restoration Offenses, dịch từ tiếng Phạn Sanghavashesha, tức là tăng già bà thi sa.
  • Tăng ni lạy nhau (phép tu) Một thực tập của giới xuất gia tại Làng Mai vào dịp đầu năm mới, vào buổi sáng ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán, sau lễ chúc thọ Sư Ông của tứ chúng Làng Mai. Dưới đây là nội dung phép thực tập: Đảnh Lễ Đức Phổ Hiền (ba lạy của các sư cô đối với các thầy) Chúng tôi là những người nữ xuất gia, những vị Tỳ Kheo ni, những Sa di ni, có người còn đáng tuổi làm con gái quý vị, có người còn đáng tuổi làm em gái quý vị, nhưng cũng có người đã đáng tuổi làm chị của quý vị, lại có người đã đáng tuổi làm mẹ của quý vị. Tuy nhiên trong mỗi người chúng tôi đều có bóng dáng của Bồ Tát Quan Âm đại sỹ, bởi vì chúng tôi là đệ tử của Bồ Tát Quan Âm đại sỹ và là sự tiếp nối của Quan Âm đại sỹ. Chúng tôi muốn lạy xuống trước quí vị, những người nam xuất gia, những vị Tỳ Kheo, những vị Sa Di. Trong quí vị có những người đã đáng tuổi làm cha chúng tôi, có những người đáng tuổi làm anh chúng tôi, lại có những người đáng tuổi làm em trai chúng tôi và những người mới đáng tuổi làm con trai chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi biết trong mỗi quí vị đều có bóng dáng của Bồ Tát Phổ Hiền đại sỹ, bởi vì quí vị đều là đệ tử của Bồ Tát Phổ Hiền đại sỹ và là sự tiếp nối của Phổ Hiền đại sỹ. Chúng tôi là con của Bụt và đệ tử của Thầy; quý vị cũng đều là con của Bụt và đệ tử của Thầy. Vì vậy chúng tôi và quí vị đều là con một nhà và ba cái lạy cung kính này là để chúng tôi tự nhắc nhở chúng tôi và cũng để nhắc nhở quí vị về sự thật ấy. Chúng ta phải nhớ xem nhau như anh chị em ruột thịt một nhà và phải bảo vệ cho nhau để tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể sống trọn vẹn được suốt đời cuộc sống đẹp đẽ và có ý nghĩa của một người xuất gia. Chúng tôi nguyện ngày đêm tự bảo hộ cho chúng tôi và cũng là để bảo hộ cho quí vị, bằng giới luật và bằng uy nghi mà chúng tôi đã tiếp nhận được từ Bụt và từ Thầy. Và chúng tôi cũng cầu mong là quí vị cũng phát nguyện ngày đêm tự bảo hộ cho quí vị và bảo hộ cho chúng tôi bằng sự hành trì những giới luật và những uy nghi mà quí vị đã tiếp nhận. Lạy Bụt, lạy Tổ, lạy Thầy chứng minh cho ước nguyện cao cả của chúng tôi trong giờ phút chúng tôi chí thành lạy xuống ba lần trước quí vị, và trước Đức Phổ Hiền đại sĩ có mặt trong mỗi quí vị. Đảnh lễ Đức Quan Âm (ba lạy của các thầy đối với các sư cô) Chúng tôi là những người nam xuất gia, những vị Tỳ Kheo, là những Sa Di, có người còn đáng tuổi làm con trai quý vị, có người còn đáng tuổi làm em trai quý vị, có người đã đáng tuổi làm anh của quý vị, và có người cũng đáng tuổi làm cha của quý vị. Tuy nhiên trong mỗi người chúng tôi đều có bóng dáng của Bồ Tát Phổ Hiền đại sỹ, bởi vì chúng tôi là đệ tử của Bồ Tát Phổ Hiền đại sỹ và là sự tiếp nối của Phổ Hiền đại sỹ. Chúng tôi muốn lạy xuống trước quí vị, những người nữ xuất gia, những vị Tỳ Kheo ni, những vị Sa Di ni. Trong quí vị có những người đã đáng tuổi làm mẹ chúng tôi, có những người đáng tuổi làm chị chúng tôi, lại có những người đáng tuổi làm em gái chúng tôi hoặc làm con gái chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi biết trong mỗi quí vị đều có bóng dáng của Bồ Tát Quan Âm đại sỹ, bởi vì quí vị đều là đệ tử của Bồ Tát Quan Âm đại sỹ và là sự tiếp nối của Quan Âm đại sỹ. Chúng tôi là con của Bụt và đệ tử của Thầy; quý vị cũng đều là con của Bụt và đệ tử của Thầy. Vì vậy chúng tôi và quí vị đều là con một nhà và ba cái lạy cung kính này là để chúng tôi tự nhắc nhở chúng tôi và cũng để nhắc nhở quí vị về sự thật ấy. Chúng ta phải nhớ xem nhau như anh chị em ruột thịt một nhà và phải bảo vệ cho nhau để tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể sống trọn vẹn được suốt đời cuộc sống đẹp đẽ và có ý nghĩa của một người xuất gia. Chúng tôi nguyện ngày đêm tự bảo hộ cho chúng tôi và cũng là để bảo hộ cho quí vị, bằng giới luật và bằng uy nghi mà chúng tôi đã tiếp nhận được từ Bụt và từ Thầy. Và chúng tôi cũng cầu mong là quí vị cũng phát nguyện ngày đêm tự bảo hộ cho quí vị và bảo hộ cho chúng tôi bằng sự hành trì những giới luật và những uy nghi mà quí vị đã tiếp nhận. Lạy Bụt, lạy Tổ, lạy Thầy chứng minh cho ước nguyện cao cả của chúng tôi trong giờ phút chúng tôi chí thành lạy xuống ba lần trước quí vị, và trước Đức Quan Âm đại sĩ có mặt trong mỗi quí vị.
  • Tâm ban đầu (thuật ngữ) Còn gọi là Sơ tâm - Tâm của người vừa phát nguyện đi con đường của Bụt, chuyển hóa phiền não và độ đời. Tâm ban đầu là một năng lượng rất hùng hậu, là năng lượng thúc đẩy ta đi xuất gia, đó là tâm Bồ Đề (bodhicitta). Tâm ban đầu cần phải được nuôi dưỡng và bảo vệ. Tâm ban đầu còn vững thì mọi chướng ngại trên con đường tu học và hành đạo đều có thể vượt qua.
  • Tâm Bất Động (điện đường) Một thiền đường thuộc Xóm Bếp Lửa Hồng, tu viện Bát Nhã.
  • Tâm Bồ Đề (thuật ngữ) Xem Tâm ban đầu.
  • Tân Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Hiếu, pháp tự Chân Tân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 274 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tập khí(thuật ngữ)Những hạt giống tích cực và tiêu cực được huân tập vào trong tàng thức ta bởi những hoàn cảnh gia đình, môi trường, xã hội… Chúng trở thành những thói quen và được biểu hiện ra trong khi ta nói, làm và tư duy. Tiếng Phạn là Vasana. Xem chuyển hóa tập khí.
  • Tập Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2004 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (21 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Tâm Nhật Thanh, pháp tự Chân Tập Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 223 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tập Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tây Hồ (cơ sở) Một cư xá thuộc chùa Sơn Hạ, Xóm Thượng.
  • Thả Một Bè Lau (sách) Một cuốn sách bình giảng về truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán của Thầy Làng Mai, nhà Lá Bối Hoa Kỳ xuất bản năm 2000 và đã được in lại tại Việt Nam cũng trong năm 2000.
  • Thạch Lang (cơ sở) Một xóm dành cho các thầy, thuộc tu viện Rừng Phong.
  • Thạch Thất (cơ sở) Một cư xá thuộc Xóm Thượng.
  • Thái Bình Dương (điện đường) Một thiền đường lớn thuộc tu viện Lộc Uyển, được sử dụng cho cả hai xóm Vững Chãi và Trong Sáng. Thiền đường có thể chứa được hơn 800 người.
  • Thái Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Do Thái, quốc tịch Do Thái, sinh năm 1969, tập sự xuất gia năm 2003 (34 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 07 tháng 07 năm 2003 (34 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Deep Aspiration of the Heart, pháp tự Chân Thái Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vô Ưu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng: 
Thái bình quê cũ pháp trang nghiêm
Một hướng đi lên nguyện vững bền
Trái tim từ ái không biên giới
Kết hợp muôn đời mảnh đất thiêng.
Là đệ tử thứ 183 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thái Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tham vấn đường (điện đường) Căn nhà nhỏ ở Xóm Hạ, nơi trong những năm đầu thành lập Làng Hồng, Thầy Làng Mai dùng để cho các bạn thiền sinh về tu học tham vấn. Nay là quán sách Hoa Ô Môi.
Sc Thám Nghiêm
  • Thám Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhuận Dương, pháp tự Chân Thám Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 295 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thám Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.



  • Thâm Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2005 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (26 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Đồng Viên, pháp tự Chân Thâm Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 281của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thâm Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thẩm Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2004 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (26 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Tâm Nguyên Thảo, pháp tự Chân Thẩm Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2007 trong đại giới đàn Văn Lang. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 224 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thẩm Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thân Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt - Hoa, quốc tịch Hoa Kỳ, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2008 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (25 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Hộ Bi, pháp tự Chân Thân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 562 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thần Nghiêm (tên gọi)Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2001 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (25 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Nghiêm, pháp tự Chân Thần Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Nhận truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng:
Mai cốt cách tuyết tinh Thần.
Trang
Nghiêm cõi Bụt, pháp thân rạng ngời.
Mùa xuân khoác áo xuân tươi.
Mây hồng rạng rỡ khung trời Phạm Âm
.  
Là đệ tử thứ 140 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thần Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thanh Huân (tên gọi) Thượng tọa Thích Thanh Huân. Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau:
Ngàn xưa Thanh khí vẫn tương tầm.
Huân
nghiệp viên thành nối tổ phong.
Chí trai vượt thoát miền dâu biển.
Nước non ghi khắc nét đồng tâm.
  • Thanh Huệ (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1977, xuất gia năm 1995 tại Việt Nam. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Đến Làng từ năm 2003. Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Bán dạ khí thanh lương
Huệ
nguyệt chiếu thập phương
Tổ tổ truyền y bát
Diệu pháp đắc miên trường.
  • Thanh Lương Địa (lễ lược) Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai và tu viện Bát Nhã trong khóa An Cư Kiết Đông 2007 – 2008. Các lễ truyền giới Thức xoa ma na, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được truyền từ Làng Mai về Việt Nam qua mạng Internet.
  • Thanh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1973, tập sự xuất gia năm 2002 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 5 năm 2002 (29 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Hải An, pháp tự Chân Thanh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoan. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 156 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thanh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (tổ chức) Một trường đào tạo tác viên xã hội xuất gia và tại gia để làm công tác phát triển nông thôn, cứu trợ nạn nhân chiến tranh và thiết lập những làng định cư cho những người tị nạn chiến tranh. Thiết lập năm 1964 tại Phú Thọ Hòa do Thầy Làng Mai và những thành viên đầu tiên của dòng tu Tiếp Hiện. Chùa Pháp Vân ở quận Tân Phú, Sài Gòn là một thành phần của cơ sở ngày xưa.
  • Thanh Phong (cơ sở) Một cư xá thuộc chùa Pháp Vân, Xóm Thượng, còn gọi là cốc Thanh Phong.
  • Thanh Quý (tên gọi) Xem Chân Thật.
  • Thanh Quyết (tên gọi) Vị Thượng tọa trụ trì chùa Non Nước, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nơi diễn ra Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan từ ngày 20 – 22 tháng 4 năm 2007.
  • Thanh Sơn (cơ sở) Một đạo tràng thuộc Tu Viện Rừng Phong, tại tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ. Là nơi cư trú và tu tập của thiền sinh cư sĩ dưới sự quản trị và hướng dẫn của tu viện Rừng Phong.
  • Thanh Thái (tên gọi) Xem Tuệ Minh.
  • Thanh Văn (tên gọi) Vị giám đốc điều hành đầu tiên của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Người được gọi là Hưng trong tác phẩm Nẻo Về Của Ý.
  • Thanh Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng:
Thơ nơi từng giọt tâm Thanh.
Thơ nơi từng hạt
Ý lành đơm hoa.
Núi vàng vang tiếng chim ca.
Biển xanh sóng hát thái hòa muôn nơi.
Sư cô Thanh Ý thuộc thế hệ thứ 45 của tông Lâm Tế và thế hệ 11 phái Liễu Quán.
  • Thánh Mẫu Ma Gia (điện đường) Tên một thiền đường tại chùa Sơn Hạ, được thiết lập năm 2004.
  • Thánh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2005 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Bối Quang, pháp tự Chân Thánh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 296 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thánh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.






  • Thánh Pháp (tên gọi) Một vị xuất gia nam. Được Sư Ông Làng Mai đặt tên là Pháp Tuyển. Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Thánh đế xây nên tòa diệu pháp
Cơ duyên thành tựu ở tầm tay
Long tuyền kiếm báu ngời quang sắc
Cứu hộ trần gian sẽ có ngày.

  • Thành Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Nga, thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 12 năm 1999 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Thành Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Là đệ tử thứ 94 của Sư Ông Làng Mai, (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thành Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thăng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2003 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 2003 (26 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Ninh, pháp tự Chân Thăng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Cẩm Lai. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2005 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Là đệ tử thứ 194 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh).Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Mặt trời trí tuệ cao thăng
Soi trong pháp giới vạn tầng uy nghiêm
Tào khê dòng biếc chân truyền
Bước chân tịnh độ đất thiêng nhiệm mầu.
  Sư cô Thăng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thắng Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 1996 (24 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Liên Hoa, pháp tự Chân Thắng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Khế. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng:
Thắng giải tâm về chuyên một niệm.
Sen hồng ngàn cánh nở trang
Nghiêm.
Ngọn đèn khêu nguyệt chiên đàn tỏa.
Ðầu ngõ tan sương sáng nẻo thiền.
Là đệ tử thứ 44 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thắng
  • Thao Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2004 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (16 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Tâm Quảng An, pháp tự Chân Thao Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2007 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Phương Bối. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 233 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thao Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thảo Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1994, tập sự xuất gia năm 2008 (14 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (15 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Phước Yên, pháp tự Chân Thảo Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 627 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thảo Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.


  • Thập ngũ trai (phép tu)Sự thực tập ăn chay mười lăm (15) ngày trong một tháng theo tinh thần lời khuyến cáo của Liên Hợp Quốc. Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết: nuôi súc vật để ăn thịt tạo ra nhiều chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính nhiều hơn những chất khí do tất cả xe cộ trên trái đất nhả ra. Gà, lợn và bò ở các trại chăn nuôi lớn nhả ra những khối lượng khí mê-tan (methane – CH4 ) vĩ đại, từ sự tiêu hóa và từ phân chúng thải ra. Các nhà khoa học cho biết là khí mê-tangây hiệu ứng nhà kính nhiều gấp hai mươi ba lần khí CO2(khí các-bon-níc). Cơ quan Bảo Hộ Môi Trường cho biết là chăn nuôi làm tiết ra khí mê-tannhiều nhất ở Hoa Kỳ. Ngoài khí mê-tan, còn có khí đinitơ-oxít (Nitrous Oxide – N2O) mà tiềm năng gây ra hiệu ứng nhà kính lớn hơn chất khí CO2 tới 300 lần.Mà khí N2O, cũng theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, là do kỹ nghệ chăn nuôi gây ra. Nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, chế biến thực phẩm từ sữa và trứng chịu trách nhiệm chế tác ra khoảng 65% tổng số khối lượng chất khí N2O trên toàn thế giới. Ngành chăn nuôi ở Mỹ thải ra một khối lượng khổng lồ phân súc vật, nhiều gấp 130 lần số lượng phân người trên thế giới, nghĩa là mỗi giây thú vật thải ra tới 97.000 pound phân. Các thứ phân này chảy ra sông hồ làm ô nhiễm nước uống tạo ra không biết bao nhiêu bệnh tật cho mọi loài.) Và để bảo vệ trái đất, chặn lại tốc độ phát triển của tình trạng hâm nóng địa cầu, Liên Hợp Quốc khuyến cáo rằng cần giảm thiểu ít nhất là 50% công nghiệp sản xuất thịt, nghĩa là nhân loại phải bỏ ăn thịt bớt 50%. Nhiều vị cư sĩ đã từng thực tập tứ trai (ăn chay 4 ngày/tháng) hoặc thập trai (ăn chay 10 ngày/tháng), tuy nhiên Sư Ông Làng Mai khuyên mọi người nên dũng mãnh phát tâm ăn chay trường hay ít nhất cũng thực tập được Thập Ngũ Trai. Chỉ cần ăn chay là cứu được trái đất, cho chúng ta và con cháu chúng ta. Ăn chay ở đây cũng có nghĩa là không tiêu thụ những thực phẩm chế biến từ trứng và sữa cũng như các sản phẩm của chăn nuôi vì nếu ta ngừng tiêu thụ thì họ sẽ ngừng sản xuất. Chỉ có một sự tỉnh thức tập thể (collective awakening) mới tạo ra đủ ý chí hành động. Đây cũng là tinh thần của các bài giảng của Sư Ông Làng Mai trong các khóa tu tại Hoa Kỳ mùa thu năm 2007. Sau khi nghe được bài giảng về hiệu ứng nhà kính, rất nhiều thiền sinh Hoa Kỳ đã thức tỉnh và phát nguyện ngưng ăn thịt hoặc bớt ăn thịt 50%.
  • Thật Diệu (tên gọi) Xem Liễu Quán.
  • Thật Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1991, tập sự xuất gia năm 2008 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (18 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên An, pháp tự Chân Thật Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 621 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thật Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thầy Làng Mai (tên gọi) Tức thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị giáo thọ đầu tiên của Làng Mai. Sinh năm 1926, tập sự xuất gia năm 16 tuổi, thọ giới Sa Di năm 17 tuổi tại chùa Từ Hiếu, Huế, pháp danh Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu Nhất Hạnh. Theo học tại Phật Học Đường Báo Quốc Huế, thọ giới lớn năm 1949 trong giới đàn Ứng Quang. Từ năm 1954 làm giáo thọ tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Một trong những vị đệ tử lớn của thiền sư Thanh Quý Chân Thật, tăng cang chùa Từ Hiếu, được hòa thượng Thanh Quý truyền đăng phó pháp năm 1966 với bài kệ truyền đăng như sau:
Nhất hướng Phùng Xuân đắc kiện Hành.
Hành đương vô niệm diệc vô tranh.
Tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể.
Diệu Pháp đông tây khả tự thành.
Được tổ Thanh Quý phó thác làm trụ trì chùa Từ Hiếu từ năm 1968 nhưng vì có công tác hải ngoại nên đến đầu năm 2005 mới về nước được. Là người khai sáng chùa Pháp Vân (Sài Gòn), am Phương Bối (Bảo Lộc), am Phương Vân (Pháp), Đạo Tràng Mai Thôn (Pháp), tu viện Rừng Phong, tu viện Lộc Uyển, tu viện Bích Nham (Hoa Kỳ), viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (Đức). Thầy Làng Mai thuộc thế hệ thứ 42 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 8 của phái Liễu Quán.
  • The Coconut Monk (sách) Một cuốn sách bằng tiếng Anh của Thầy Làng Mai viết cho thiếu nhi, kể chuyện về ông Đạo Dừa. Nhà in Parallax Press xuất bản năm 2006.
  • The Dragon Prince (sách) Là tái bản của cuốn A Taste of Earth. Nhà xuất bản Parallax ấn hành năm 2007 tại Hoa Kỳ.
  • The Raft Is Not The Shore (sách) Một cuốn sách tiếng Anh của Thầy Làng Mai viết chung với Daniel Berrigan, nhà sách Beacon Press xuất bản năm 1975 tại Boston, Hoa Kỳ; nhà xuất bản Orbis Book tái bản năm 2001 tại New York.
  • The World We Have (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai, do nhà xuất bản Parallax ấn hành năm 2008. Nội dung gồm những bài pháp thoại của Thầy Làng Mai về vấn đề môi sinh, bảo vệ môi trường, trong đó có phần bình giảng Kinh Kim Cương. Tên đầy đủ là: The world we have – a Buddhist approach to peace and ecology. Sách được Alan Weisman đề tựa.
  • Thế đứng lý tưởng của người thanh niên (sách) Tên khác của sách Giới Tiếp Hiện chú giải, Lá Bối ấn hành.
  • Thể Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Quang, pháp tự Chân Thể Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 351 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thể Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thệ Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1973, tập sự xuất gia năm 1999 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 12 năm 1999 (26 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Kim Cương, pháp tự Chân Thệ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2001. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng:
Non xưa vẳng tiếng Thệ nguyền.
Trăng soi biển hạnh, trang
Nghiêm lối về.
Thu về lá đỏ sơn khê.

Một trời sao sáng, bốn bề gió trăng.
Là đệ tử thứ 97 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thệ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô là người phổ nhạc cho bài Kinh Thương Yêu, và bài tụng Tưới Tẩm Hạt Giống Tốt bằng tiếng Anh.
  • Thệ Nhật Sơn Pháp Vân Tự (chữ viết) Tên chữ của chùa Pháp Vân, Xóm Thượng.
sư cô Thi Nghiêm
  • Thi Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1974, tập sự xuất gia năm 2001 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (28 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Nhuận Dân, pháp tự Chân Thi Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Nhận truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng:
Rau dưa nuôi lấy dòng Thi lễ.
Giới định tài bồi cõi tịnh
Nghiêm.
Triều âm bốn biển đang đồng vọng.

Mây trắng đường xưa mãn thệ nguyền.
Là đệ tử thứ 138 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thi Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thich Nhat Hanh’s Sociological Imagination (tạp chí) Ấn bản đặc biệt của tạp chí Human Architecture (Kiến trúc con người) ở Hoa Kỳ về tư tưởng tương tức (Interbeing) và đạo Bụt đi vào cuộc đời (Engaged Buddhism) của Thầy Làng Mai. Dịch sang tiếng Việt là Hình tượng xã hội của Thích Nhất Hạnh, khảo luận và phê bình về đạo Bụt đi vào cuộc đời. Số báo đặc biệt này ra mắt mùa hạ 2008, Bộ VI, số 3. Chủ bút của tờ báo là M.H.Tamdgidi, giáo sư xã hội học tại trường Đại học Massachusetts ở Boston.
  • Thiên Hà (cơ sở) Một cư xá dành cho cư sĩ nam tại tu viện Bích Nham.
  • Thiên Nhạc (cơ sở) Một cư xá dành cho cư sĩ nữ tại tu viện Bích Nham.
  • Thiên Niên Kỷ (lễ lược) Còn gọi là Đại Giới Đàn Năm 2000.
  • Thiên Ý Thôn Từ Nghiêm Tự (chữ viết) Tên chữ của chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới.
  • Thiền – chất liệu nuôi dưỡng, trị liệu và chuyển hóa (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 2001.
  • Thiền ăn (phép tu) Là sự thực tập chánh niệm và thiền quán trong khi ăn. Xem ăn cơm im lặng.
  • Thiền ca (phép tu) Là hình thức thực tập hơi thở theo tiếng t hoặc tiếng nhạc. Ở Làng Mai, đại chúng thường áp dụng nh thức thực tập y trong c sinh hoạt tập thể như trước c buổi họp chúng, thiền nh, pháp đàm hay a giải nội kết. Chỉ cần một người t hoặc tất cả mọi người ng t, và tất cả đều thở và quán chiếu theo i t y. Ví dụ như i “Quay về nương tựa” – Xem Quay về nương tựa. Người t có thể vừa t vừa đưa tay lên m dấu hiệu, n tay đưa lên ngực là dấu hiệu thở vào, n tay từ ngực đưa ra là dấu hiệu thở ra. Mọi người nhìn theo n tay để thở và quán chiếu. t xong i t, người t có thể tiếp tục thực tập trở lại lần thứ hai, lần y chỉ hát trong tâm và làm dấu hiệu “thở vào thở ra” bằng n tay nh. Đại chúng cũng thực tập như thế, theo i i t trong tâm theo i dấu hiệu của n tay để thở và quán chiếu. Trong trường hợp có nhạc khí, mọi người theo i i t bằng tiếng nhạc để thực tập và quán chiếu, tuy nhiên cũng cần có người m dấu hiệu “thở vào, thở ra” bằng n tay.
  • Thiền chấp c (phép tu) Chấp c là làm việc. m việc để phụng sự tăng thân, giúp tăng thân duy trì điều kiện môi trường tu học, nhưng m việc cũng là một nh thức thiền tập. Ta tiếp tục nh thiền trong khi m việc, theo i hơi thở, duy trì chánh niệm để thực sự sống trong suốt thời gian chấp c. Ta phải đạt được an lạc và hạnh phúc trong khi m việc, chứ không để bị công việc hay những suy nghĩ từ chuyện y sang chuyện khác o đi. Quét dọn thiền đường, dọn nhà vệ sinh, nấu cơm, rửa nồi, ta phải sắp xếp thế nào để có thể thực hiện những công việc đó một ch thoải i, không gấp p. khi đầu óc ta bắt đầu lo lắng về những công việc phải m ngày mai thì phải lập tức quay trở về sống trong hiện tại. Mỗi việc chúng ta m là sự sống, và có thể cho ta hạnh phúc ngay trong khi ta m. Ta không coi chúng như những phương tiện để đạt tới mục đích o cả. Quét dọn thiền đường là một cơ hội để ta thực tập, để ta có hạnh phúc chứ không phải quét dọn chỉ để làm sạch thiền đường.
  • Thiền chỉ (phép tu) Xem chỉ.
  • Thiền đi (phép tu) Một pháp môn thực tập chánh niệm căn bản của Làng Mai. Ta phối hợp bước chân với hơi thở để chế tác năng lượng chánh niệm. “Phép lạ không phải là đi trên lửa hay đi trên nước, phép lạ là đi trên mặt đất.” Đi trong thảnh thơi, thoát khỏi mọi ràng buộc của lo lắng, giận hờn, ganh tỵ, lo âu, thù hận. Đi để tiếp xúc sâu sắc với sự sống trong giây phút hiện tại. Hành giả có thể thực tập một mình trong đời sống hàng ngày hoặc có thể thực tập chung với các bạn cùng tu. Xin tham khảo thêm sách Thiền Hành Yếu Chỉ.
  • Thiền đi chậm (phép tu) Một nh thức của thực tập thiền đi. Những bước chân chậm i có thể giúp ta thực tập sâu sắc thêm phép thiền đi. Xem thiền đi.
  • Thiền đi mau (phép tu) Một nh thức của thực tập thiền đi, nhưng với nhịp bước nhanh hơn nh thường. Ta bước nhanh nhưng ta vẫn duy trì chánh niệm, biết rằng ta đang đi nhanh, chứ không phải đi nhanh vì vội ng. Xem thiền đi.
  • Thiền duyệt (thuật ngữ) Niềm vui và hạnh phúc trong khi thực tập Thiền. Niềm vui và hạnh phúc này là thức ăn cho hành giả, nuôi dưỡng hành giả, vì vậy có câu Thiền duyệt vi thực (niềm vui của thiền tập là thực tập hằng ngày) và Pháp hỷ sung mãn (hạnh phúc của chánh pháp đầy tràn).
  • Thiền Hành Yếu Chỉ (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do Mai Thôn Đạo Tràng ấn hành lần đầu năm 1983, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở các nước. Một trong những cuốn sách kim chỉ nam của Làng Mai. Bản dịch tiếng Anh dưới tựa đề A Guide to Walking Meditation – The Long Road Turns to Joy, do nhà in Parallax ấn hành.
  • Thiền hướng dẫn (phép tu) Là hình thức thực tập thiền ngồi với sự hướng dẫn của một người. Người hướng dẫn thiền tập là người đã có nhiều kinh nghiệm về thiền tập và đã gặt i được ít nhiều những chuyển a trong bản thân. Người y biết sử dụng thuần thục chuông gia trì và tiếng chuông có thể biểu lộ được trạng thái tâm lý vững ng tĩnh lặng. Người y phải có khả năng quán chiếu được căn cơ của thiền sinh để chọn đề tài và thời gian thích hợp cho mỗi lần thực tập. Những i thiền tập khi có tác dụng thiền duyệt, nghĩa là có tác dụng nuôi dưỡng thân tâm, khi có tác dụng tiếp c, trị liệu hoặc quán chiếu, khi có tác dụng buông bỏ hoặc hai ba c dụng ng một c. Trước khi thiền tập, người hướng dẫn có thể để ra 5-7 phút để nói về bài thực tập. Nên bắt đầu i thực tập bằng mấy phút tiếp c với hơi thở để tạo thiền duyệt và sự lắng đọng tâm tư. Một i thực tập có thể chia ra thực tập trong nhiều buổi. Cần để cho đại chúng có đủ thời gian để thực tập sâu sắc và vững chãi mỗi đoạn thực tập. Hơi thở vào chuyên chở một nh nh, hơi thở ra chuyên chở một nh nh khác liên hệ tới nh nh đầu. Quán chiếu với một nh nh thì dễ thành công hơn với một ý niệm trừu tượng. Sau mỗi đoạn thực tập (có thể kéo i từ 10 đến 20 hơi thở, khi nhiều hơn), không nên thỉnh chuông vì sợ tiếng chuông sẽ đến đột ngột quá với nh giả, mà chỉ nên thức chuông trước khi hướng dẫn đoạn thực tập kế tiếp. Giọng i phải truyền cảm, phải diễn tả được tinh thần và hình nh mà hành giả cần duy trì trong khi quán chiếu. Trong trường hợp không tăng thân, ta có thể thành công khi thực tập một nh căn cứ trên những i tập và những chỉ dẫn đi sau c i tập không sợ rơi o những trạng thái thiền bệnh như cuồng loạn, mất trívì các i thiền tập được đưa ra là thiền chính thống của Bụt dạy. Xin xem ch Sen p từng nh của Thầy ng Mai để có những i thiền tập và chỉ dẫn cụ thể.
  • Thiền Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 2005 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (27 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Nghiêm, pháp tự Chân Thiền Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 285 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thiền Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thiền quán (phép tu) Xem chỉ quán.
  • Thiền sỏi (phép tu) Một phép thực tập dành cho thiếu nhi. Mỗi em có một cái túi đựng bốn viên sỏi. Mỗi viên sỏi được đặt một tên: bông hoa, ngọn núi, nước tĩnh, không gian. Đó là những hình ảnh để tiếp xúc với hạt giống của sự tươi mát (bông hoa), vững chãi (ngọn núi), trầm tĩnh (nước tĩnh) và thảnh thơi (không gian) trong tự thân. Mỗi khi cầm lên viên sỏi nào, em bé quán chiếu về tính chất của sự vật mà viên sỏi ấy tượng trưng cho.
  • Thiền Sư Khương Tăng Hội (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai viết về cuộc đời và giáo lý của thiền sư Khương Tăng Hội – sơ tổ của thiền tông Việt Nam, do nhà in An Tiêm, Paris xuất bản năm 1998. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Master Tăng Hội, do nhà Parallax ấn hành. Nxb Phương Đông ấn hành tại VN năm 2009.
  • Thiền trăng (phép tu) Đi thiền và ngồi thiền dưới ánh trăng. Xem thêm Lễ Trăng Rằm.
  • Thiện Mỹ (báo) Một tạp chí do Thầy Làng Mai làm chủ bút. Hiện còn được lưu trữ tại thư viện của trường đại học Cornell.
Sc Thiện Nghiêm
  • Thiện Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2007 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (21 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Thiện Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 531 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thiện Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thiết Lập Tịnh Độ (sách) Một cuốn sách thiền giải kinh A Di Đà của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 2000 và được in nhiều lần tại Việt Nam.
  • Thiệp Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2008 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (19 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Minh Ngọc, pháp tự Chân Thiệp Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 615 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thiệp Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thiều Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Phần Lan, sinh năm 1971, tập sự xuất gia năm 1995 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 16 tháng 2 năm 1996 (25 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Anh, pháp tự Chân Thiều Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Cam. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng:
Trời xuân rực rỡ ánh Thiều quang.
Nghiêm
hộ mây cao cánh phượng hoàng.
Trăm sông rồi cũng về biển lớn.
Đường về hoa trái ngọt trời thương.
Là đệ tử thứ 35 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thiều Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Sc Thính Nghiêm
  • Thính Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Lạc, pháp tự Chân Thính Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 239 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thính Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thịnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1972, tập sự xuất gia năm 2001 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (30 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Đức Minh, pháp tự Chân Thịnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Là đệ tử thứ 134 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thịnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thoại đầu (thuật ngữ) Một chữ hay một câu nằm trong công án giúp cho hành giả quán chiếu đạt tới một cái thấy sâu sắc. Ví dụ có một vị thiền sinh hỏi: ‘Con chó có Phật tính không?’ Thiền sư đáp: ‘không’. Cuộc vấn đáp ấy là một công án (nghĩa gốc của công án là văn kiện chính thức của viên chức chính quyền phán quyết về việc có tội hay không tội, căn cứ vào đó để quyết định trừng phạt hay tha bổng) và tiếng không trong công án ấy là một thoại đầu. Thầy Làng Mai khi đi ngang qua một vùng chấp tác thường hay dừng lại hỏi: con đang làm gì đấy?’ Đó là một thoại đầu. Hoặc khi ta mới nói ra một câu gì đó mà ta tin là sự thật thì Thầy hỏi lại: ‘are you sure?’ (con có chắc như vậy không?) đó là một thoại đầu khác làm cho ta phải xét lại quan điểm của mình.
  • Thoại Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1961, tập sự xuất gia năm 1993 (32 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 11 tháng 12 năm 1993 (32 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Thiện, pháp tự Chân Thoại Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Con Cá. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1995 trong đại giới đàn Cam Lộ. Thọ giới lớn năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc. Nhận truyền đăng năm 1999 với bài kệ truyền đăng:
Thoại ứng sao mai vừa xuất hiện.Nghiêm trang ngự giữa đỉnh trời cao.
Trái tim Bồ tát ngời muôn nến.
Ôm hết trần gian ánh nhiệm mầu.
Là đệ tử thứ 17 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thoại Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thoát Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1991, tập sự xuất gia năm 2008 (17tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (18 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Phước Thanh, pháp tự Chân Thoát Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 623 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thoát Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thông điệp tình huynh đệ (sách) Một cuốn sách phiên tả những pháp thoại của Thầy Làng Mai trong khóa tu Tăng ni tại chùa Từ Hiếu – Huế tháng 3 năm 2005. Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007.
  • Thông Hội (tên gọi) Thượng tọa Thích Thông Hội. Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau:
 Đường sáng thơ về mở lục Thông.
Suối khe tụ Hội chảy chung dòng.
Tuổi thơ ghi dấu bàn tay Mẹ.
Cao vút đường bay tiếng hạc trong.
  • Thông Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người gốc Việt Nam, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Thường, pháp tự Chân Thông Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2003. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Vì lý do sức khỏe, sư cô không về nhận truyền đăng tại Làng, chỉ nhận kệ truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa như sau:
Tào Khê một mạch khai Thông.
Trang
Nghiêm tịnh nghiệp thong dong lối về.
Trí bi đã vẹn lời thề.
Gia phong rợp bóng bồ đề mai sau.
Là đệ tử thứ 102 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thông Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thông Tạng (tên gọi) Thượng tọa Thích Thông Tạng. Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau:
Ba Tạng vào ra vạn nẻo Thông.
Đã soi núi biếc áng mây hồng.
Chở che sương tuyết cành vươn rộng
Hội ngộ bên trời giọt sắc không.
  • Thơ Ngụ Ngôn (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai, ký bút hiệu Hoàng Hoa, do nhà xuất bản Đuốc Tuệ, Hà Nội ấn hành năm 1949, thượng tọa Thích Tố Liên đề tựa.
  • Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt (sách) Tuyển tập thơ của Thầy Làng Mai, gồm những bài thơ của Thầy từ năm 1949, do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ xuất bản năm 1996. Nguyễn Đồng trình bày bìa.
  • Thời không tương tức (thuật ngữ) Thời gian và không gian không thể tách rời nhau. Xem tương tức.
  • Thuấn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (23 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Nhơn, pháp tự Chân Thuấn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 368 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thuấn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thuần Khánh (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di Ni năm 2000 tại Việt Nam, pháp danh Nhật Phước, pháp tự Thuần Khánh. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Nhận truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Được Thầy Làng Mai truyền đăng với bài kệ truyền đăng như sau:
Trái tim Thuần khiết năm nào.
Hương xông
Khánh đản tiếp trao lời nguyền.
Bến bờ giải thoát bước lên.
Nghĩa trao đạo pháp ơn đền núi sông.
Đến Làng Mai từ năm 2000.
  • Thuần Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Đức, thọ giới Sa Di Ni ngày 9 tháng 02 năm 1995 tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp tự Chân Thuần Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bưởi. Là đệ tử thứ 32 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thuần Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thuần Tiến (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1956, tập sự xuất gia năm 1992 (36 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 4 năm 1994 tại tu viện Trúc Lâm - Việt Nam, pháp danh Tâm Diệu Vân, pháp tự Thuần Tiến. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc. Thọ giới lớn ngày 2 tháng 12 năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng:
Nước đi Thuần nhất một dòng trong.
Tinh
Tiến công phu hãy một lòng.
Chúm chím sen cười trang ngoại sử.
Sáng ngời ánh mắt lộ chân không.
Sư cô là đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ - tu viện Trúc Lâm - Việt Nam. Đến Làng Mai từ năm 1995.
  • Thuận Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1968, tập sự xuất gia năm 2000 (32 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 (32 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm– Làng Mai, pháp danh Tâm Viên Ngọc, pháp tự Chân Thuận Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng:  
Vầng trăng hiếu Thuận trung kiên.
Đèn tâm nội chiếu uy Nghiêm cõi ngoài.
Hạt xuân ngày tháng gieo vui.
Nụ cười pháp lạc cho đời nở hoa. 
 Là đệ tử thứ 106 của Sư Ông Làng Mai, (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thuận Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thúc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2008 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (28 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Đài, pháp tự Chân Thúc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 589 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thúc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thục Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni ngày 30 tháng 06 năm 1996 tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Thoại Quang, pháp tự Chân Thục Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Dừa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng:  
Một trái trăng tròn gương Thục nữ.
Rừng thu đứng lặng vẻ Nghiêm trang.
Cười dấu chân ai trên bến đục.
Thuyền từ phút chốc đã sang ngang. 
 Là đệ tử thứ 38 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thục Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thúy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2006 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (23 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Trung, pháp tự Chân Thúy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 418 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thúy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Sư cô Thùy Nghiêm
  • Thùy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Tuệ Trang, pháp tự Chân Thùy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. 
 Là đệ tử thứ 275 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thùy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thủy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam .
Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Tú sơn lệ thủy lộ chân hình
Nghiêm hộ uy nghi tuệ đắc minh
Siêu việt lưỡng nguyên chân cự điểu
Hành vô hành hạnh chứng vô sinh.

  • Thủy Lục Giải Oan Bình Đẳng Cứu Bạt Trai Đàn (nghi lễ) Tên các Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan được tổ chức trong thời gian Phái Đoàn Tăng Thân Quốc Tế của Mai Thôn Đạo Tràng về thăm viếng và hoằng hóa tại quê nhà lần thứ hai từ ngày 19 tháng 2 năm 2007 đến ngày 9 tháng 5 năm 2007. Ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, một tại Sài Gòn, một tại Huế và một tại Hà Nội được tổ chức để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế. Xem thêm Phổ Cáo Quốc Dân.
  • Thủy Tinh (điện đường) Một cái hiên bằng kính trước nhà của Thầy Làng Mai ở Sơn Cốc. Vào mùa đông, những chậu lan và nhiều cây khác được chuyển vào hiên Thủy Tinh để Thầy chăm sóc, trong đó có cả cây ngọc lan và cây hoa mộc. Và hiên Thủy Tinh luôn tràn ngập các màu hoa và hương thơm dù là giữa mùa đông.
  • Thuyên Nghiêm
(tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2006 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 03 tháng 03 năm 2007 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Ân, pháp tự Chân Thuyên Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 454 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thuyên Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thuyết Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2006 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Chơn Hiền Nhàn, pháp tự Chân Thuyết Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 421 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thuyết Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thư Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1970, tập sự xuất gia năm 2003 (33 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 13 tháng 12 năm 2003 (33 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Kim, pháp tự Chân Thư Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Quế. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2005 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Thư trung hữu Phật diệu trang nghiêm
Nhất hướng tâm nguyên nhất hướng thiền
Thiện lai Bồ tát thanh lương địaNhất bộ phiên thành nhất đóa liên.
Là đệ tử thứ 199 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thư Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai do sư cô Chân Không sưu tập và ghi chú. Nhà xuất bản Lá Bối Châu Âu ấn hành năm 1980.
  • Thức Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 2005 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (27 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Mẫu, pháp tự Chân Thức Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 261 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh).
  • Thương Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1991, tập sự xuất gia năm 2008 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (18 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Hoa, pháp tự Chân Thương Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 630 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thương Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

  • Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1995. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở nhiều nước trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh dưới tựa đề Teachings on Love, do nhà Parallax ấn hành.
  • Thường Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 1998 (23 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp tự Chân Thường Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sung. Là đệ tử thứ 75 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thường Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thưởng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Đức, quốc tịch Đức, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2009 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (29 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Tín Xả, pháp tự Chân Thưởng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 603 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Thưởng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Thượng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2006 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhật Nguyệt, pháp tự Chân Thượng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 424 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Thượng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tích môn (thuật ngữ) Thế giới hiện tượng có sinh, trú, dị, diệt, có, không, thời gian và không gian. Đối lại với bản môn - thế giới bản thể, vượt thoát không gian và thời gian. Xem thêm bản môn.
  • Tích Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, dân tộc Vân Kiều, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Định, pháp tự Chân Tích Nghiêm. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Là đệ tử thứ 383 của Sư Ông Làng Mai Sư cô Tích Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
sư co Tiên Nghiem
  • Tiên Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Anh, pháp tự Chân Tiên Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 414 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tiên Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.





  • Tiến Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1953, thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (54 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Hòa, pháp tự Chân Tiến Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 471 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tiến Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô là mẹ của sư cô Khiết Nghiêm.
  • Tiếng Đập Cánh Loài Chim Lớn (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai được in chui ở Sài Gòn năm 1967, họa sĩ Hiếu Đệ trình bày bìa.
  • Tiếng Địch Chiều Thu (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Long Giang, Sài Gòn ấn hành năm 1949, họa sĩ Nguyễn Trung vẽ bìa và minh họa. Đây là tập thơ đầu của Thầy được xuất bản.
  • Tiếp hiện (thuật ngữ) Tên một dòng tu mới mà Thầy Làng Mai sáng lập tại Việt Nam vào tháng 2 năm 1966. Tiếp có nghĩa là tiếp xúc, tiếp nhận, và Hiện có nghĩa là thực hiện. Mười bốn giới tiếp hiện là cột sống của dòng tu này thể hiện một đạo Bụt dấn thân (engaged Buddhism), một đạo Bụt nhập thế (đi vào cuộc đời). Sáu vị đầu tiên được thọ giới là Phan Thị Mai, Cao Ngọc Phượng, Phan Thúy Uyên, Đỗ Văn Khôn, Nguyễn Văn Phúc và Bùi Văn Thanh. Lễ thọ giới được tổ chức ngày 16 tháng Giêng năm Bính Ngọ (5.2.1966). Dòng tu này mở cửa cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Cho đến nay (2009) số các vị thọ giới gia nhập vào chúng chủ trì trên thế giới đã lên trên con số 1000 người gồm hơn 30 quốc tịch khác nhau. Những vị chưa chính thức thọ giới, nhưng có tham gia những sinh hoạt của dòng tu này như tụng giới, pháp đàm, thiền hành, thiền tọa, làm mới, v.v… đều được xem là thành phần của chúng đồng sự. Tên của dòng tu bằng tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre. Những giải thích về 14 giới và giáo chế của dòng tu được trình bày trong sách Mười bốn giới Tiếp Hiện chú giải Interbeing. Hầu hết các vị giáo thọ xuất gia và tại gia được truyền đăng tại Làng Mai đều là những thành viên lâu năm của dòng tu Tiếp Hiện. Muốn được chính thức thọ giới Tiếp Hiện để trở nên một thành viên của chúng chủ trì, cần được sinh hoạt trong chúng đồng sự cho đến khi chứng tỏ là có khả năng tiếp nhận và hành trì giới luật Tiếp Hiện. Sau khi được tăng thân địa phương chấp nhận, giới tử phải tập sự ít nhất một năm trước khi được chính thức thọ giới. Xem thêm Mười bốn giới tiếp hiện.
  • Tiếp Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1992, tập sự xuất gia năm 2005 (13 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (15 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Lê, pháp tự Chân Tiếp Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 466 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tiếp Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tiếp Xúc Với Sự Sống (sách) Một cuốn sách trích đăng các bài giảng của Thầy Làng Mai năm 1992, xuất bản lần đầu (không rõ năm) tại Việt Nam và được tái bản tại Việt Nam năm 2001.
  • Tín Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Triều Tiên, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 1998 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 09 tháng 08 năm 1998 (20 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Lục Đạo, pháp tự Chân Tín Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Phong. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2000. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng:
Giới thân che chở niềm Tin.
Non cao thiền định trang
Nghiêm cõi ngoài.
Xuất trần thượng sĩ ai hay.
Tuổi sông tuổi núi diễn bày pháp thân.
Là đệ tử thứ 71 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tín Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tinh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2005 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Hạnh, pháp tự Chân Tinh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 365 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tinh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tình Huynh Đệ (cơ sở) Một cư xá dành cho các thầy tại xóm Tùng Xanh, tu viện Bích Nham.
  • Tình Người (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai, ký bút hiệu Tâm Quán, viết về cuộc đời của tác giả khi còn là chú điệu, do nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn ấn hành năm 1964, và được tái bản nhiều lần. Bản dịch tiếng Anh tựa đề My Master’s Robe, do nhà Parallax ấn hành.
  • Tịnh độ cầm tay (thuật ngữ) Xem mỗi bước chân đi vào tịnh độ.
  • Tịnh độ hiện tiền (thuật ngữ) Xem mỗi bước chân đi vào tịnh độ.
  • Tịnh Hạnh (tên gọi) Sư Bà Tịnh Hạnh, đệ tử của hòa thượng Hành Trụ. Trú trì chùa Bồ Đề, Sài Gòn. Đến Làng Mai từ năm 1999. Được Thầy Làng Mai truyền đăng với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Tịnh ý khởi trong thời dĩ vãng.
Hạnh môn mở rộng cửa tương lai.
Mùa xuân ai đợi thềm hương ngát.
Hoa nở thông reo chốn tuyệt vời.
 
Sư bà Tịnh Hạnh thuộc thế hệ thứ 42 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 8 của phái Liễu Quán.
  • Tịnh Hằng (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di Ni năm 1998 tại Việt Nam, pháp danh Nhật Viên, pháp tự Tịnh Hằng. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Ai hay suối Tịnh gặp sông Hằng.
Bụt cũng tâm mà cõi cũng tâm.
Hiện pháp lạc cư thường tự tại.
Phạn âm tấu khúc hải triều âm.
 
Đến Làng Mai từ năm 2002.
  • Tịnh khẩu (phép tu) Phép giữ im lặng để giúp thực tập chánh niệm về ngôn ngữ. Chúng ta không i, không trò chuyện để lắng nghe tiếng i của tư duy ngôn ngữ ở trong ta, quán chiếu xem những tư duy ngôn ngữ đó xuất phát từ những thấy biết o, những nội kết o. Thời gian tịnh khẩu là thời gian quán chiếu. Ta tịnh khẩu không phải ta không được phép i. Khi thực tập pháp môn y, mỗi người xin phép đại chúng được sống trong im lặng trong thời gian nhất định. Như vậy không phải là để tránh xung đột với người khác mà đó là một cơ hội rất lớn để mình có thể nhìn rõ bản chất của tư duy và cái thấy của nh. Nếu không duy trì sự im lặng đó thì chúng ta mất cơ hội quán chiếu. Tiếng Anh gọi là noble silence. Xem thêm Im lặng hùng tráng.
  • Tịnh Mãn (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, người Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1999 với bài kệ truyền đăng như sau:
 Tịnh độ bày ra trong mỗi bước.
Mãn điều nguyện ước cả xưa sau.
Chí trai lấp biển dời non được.
Quét sạch nhân gian mọi hận sầu.
  • Tịnh Minh (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai, người Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng:
Định tuệ Tịnh tam nghiệp.
Giới đức chiếu quang
Minh.
uộng mía vườn dâu sông núi cũ.
Ngàn năm hào khí tỏa anh linh.
  • Tịnh Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Trung Quốc, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1950, tập sự xuất gia năm 1992 (42 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 31 tháng 12 năm 1992 (42 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Hiện, pháp tự Chân Tịnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Con Khỉ. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 8 năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích. Nhận truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng:
Tịnh tâm sen nở bốn mùa.
Trang
Nghiêm cõi Bụt vân du tháng ngày.
Cánh bằng rộng mở đường mây.
Sao về trước ngõ, trăng đầy lối xưa.
Là đệ tử thứ 13 của Sư Ông Làng Mai, (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tịnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Tịnh Quán (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng như sau:
Chân quán đưa về Thanh Tịnh Quán.
Diệu âm mở lối Hải Triều Âm.
Mây hồng huân tập về non cũ.
Xướng khúc vô sinh nhịp đại đồng.
Sư cô Tịnh Quán thuộc thế hệ thứ 44 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 10 của phái Liễu Quán.
  • Tịnh Quang (tên gọi) 
  1.  Thượng Tọa Thích Tịnh Quang, trụ trì chùa Khuông Việt ở Paris, người đã xướng tụng các kinh văn và phép ngữ trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000, ghi thành nhiều đĩa CD. Các bài xướng tụng này có thể tải xuống từ trang nhà Làng Mai.
  2.  Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa di ni năm 1997 tại Việt Nam, pháp danh Nhật Thuận, pháp tự Tịnh Quang. Thọ giới lớn năm 2004. Đến Làng Mai từ năm 2004. Sư cô Tịnh Quang thuộc thế hệ thứ 42 của tông Lâm Tế.
thầy Tịnh Tạng
  • Tịnh Tạng (tên gọi) Một vị xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Canada, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2003 (13 tuổi), thọ giới Sa Di ngày 1 tháng 8 năm 2006 (16 tuổi) tại Canada, pháp danh Trung Định, pháp tự Tịnh Tạng. Là đệ tử của Thầy Pháp Hòa gốc tu viện Trúc Lâm – Canada. Đến Làng Mai từ năm 2006. Sư chú thuộc thế hệ thứ 43 tông Lâm Tế chánh tông.
  • Tịnh Thường (tên gọi) Sư Bà Tịnh Thường, đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ. Trú trì chùa Phổ Đà, Sài Gòn. Đến Làng Mai từ năm 1999. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2002 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau:
Tịnh tâm sen nở đóa chân Thường.
Năm sắc mây lành chiếu một phương.
Trái tim thích nữ ngời hoa tạng.
Tông phong một
nét khéo thừa đương.
Sư Bà Tịnh Thường thuộc thế hệ thứ 42 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tĩnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2006 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Nhuận, pháp tự Chân Tĩnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 423 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tĩnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Toại Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1963, tập sự xuất gia năm 2006 (43 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (44 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Thuần, pháp tự Chân Toại Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 472 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Toại Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô là mẹ của thầy Pháp Lâm, Pháp Anh và sư cô Lộc Nghiêm.
  • Toàn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2005 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Trú, pháp tự Chân Toàn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 451 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Toàn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Touching Peace (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh phiên tả một số bài giảng của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Parallax Press ấn hành năm 1993 tại Hoa Kỳ. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
  • Tố (sách) Tập truyện ngắn gồm Tố, Thiều và Lan của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối Châu Âu ấn hành năm 1980. Sau này Tố lấy tên là Thạch Lang, được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bản nhiều lần. Bản tiếng Pháp là L’enfant de Pierre, do nhà Albert Michel ấn hành.
  • Tố Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Đức, thọ giới Sa Di Ni ngày 09 tháng 08 năm 1998 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Tố Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Phong. Là đệ tử thứ 68 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tố Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tổ tiên huyết thống (thuật ngữ) Mỗi người chúng ta đều có hai dòng tổ tiên: tổ tiên huyết thống và tổ tiên tâm linh. Tổ tiên huyết thống đã trao truyền lại cho chúng ta hình hài, xương thịt này, đồng thời cũng trao truyền cả những kinh nghiệm, khổ đau, hạnh phúc, ước mơ và tuệ giác của các vị. Sự thực tập của ta là ý thức được sự có mặt của tổ tiên huyết thống trong từng tế bào cơ thể và trong tâm thức. Những hạt giống tốt về thân cũng như về tâm, đã được trao truyền, ta thực tập để bảo hộ, bồi đắp và phát triển. Những hạt giống tiêu cực về thân cũng như về tâm, ta thực tập để chuyển hóa, và như thế ta sẽ không trao truyền lại cho các thế hệ tương lai những hạt giống khổ đau. Thực tập ba cái lạy và năm cái lạy thì ta buông bỏ được những hờn oán, buồn khổ và trách móc đối với tổ tiên hoặc con cháu, làm cho thân tâm được khỏe nhẹ, nuôi dưỡng được năng lượng hiểu biết, từ bi và sức khỏe của thân cũng như tâm, và trao truyền lại cho các thế hệ tương lai. Xem ba cái lạy, năm cái lạy tổ tiên tâm linh.
  • Tổ tiên tâm linh (thuật ngữ) Những thế hệ đi trước đã trao truyền cho ta nếp sống tâm linh. Tổ tiên tâm linh đối với người Phật tử gồm có Bụt Thích Ca, các vị Tổ Sư và thầy Bổn Sư. Sinh ra trong đời sống tâm linh, ta bắt đầu nhận diện được tổ tiên tâm linh, thấy Bụt và các vị Tổ Sư là gốc rễ của mình. Ta tiếp nhận nguồn năng lượng của tổ tiên tâm linh, nuôi dưỡng nguồn năng lượng ấy và truyền đạt nguồn năng lượng ấy cho con cháu tâm linh của ta. Nguồn năng lượng này làm cho đời sống sáng đẹp, tốt lành và có ý nghĩa vì bản chất của nó là trí tuệ và từ bi. Có đời sống tâm linh, ta có thể tiếp xúc với tổ tiên tâm linh của ta nơi chính bản thân ta, thừa hưởng được năng lượng tâm linh ấy để học hỏi, thực tập, chuyển hóa và giúp đời. Xem ba cái lạy, năm cái lạy tổ tiên huyết thống.
  • Tôn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Pháp, quốc tịch Pháp, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2004 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (21 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Montagne Paisible du Coeur, pháp tự Chân Tôn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 227 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tôn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tông Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2005 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhuận Xuất, pháp tự Chân Tông Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 299 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tông Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trái Tim Của Bụt (khóa tu, sách) 1. Tên một khóa tu 21 ngày được tổ chức tại Làng Mai năm 1996 (the Heart of the Buddha). 2. Một cuốn sách phiên tả từ băng giảng các bài pháp thoại về Phật Pháp căn bản của Thầy Làng Mai do Nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 1997. Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp. HCM ấn hành năm 2009. Được dịch ra và xuất bản ở nhiều nước. Bản dịch tiếng Anh tựa đề The Heart Of the Buddha’s Teaching, do nhà Parallax ấn hành.
  • Trái Tim Của Hiểu Biết (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Hoa Kỳ xuất bản năm 1991, in tại Việt Nam năm 1991. Nội dung là những lời giảng về Tâm Kinh Bát Nhã, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở nhiều nước trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh với tựa đề The Heart Of Understanding, do nhà Parallax ấn hành.
  • Trái Tim Mặt Trời (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Châu Âu ấn hành năm 1982, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được tái bản nhiều lần. Là một trong những cuốn sách dạy về thực tập chánh niệm cơ bản của Thầy. Bản dịch tiếng Anh tựa đề The Sun My Heart. Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007.
  • Trái trăng vàng ửng chín (bài hát) Một bài hát, lời của Thầy Làng Mai, sư cô Chân Không phổ nhạc.
Trái trăng vàng ửng chín.
Mây bạc thong dong đi.
Chắp tay sen búp nở.
Nụ hé cánh từ bi.
Bụt hiện hoa hàm tiếu.
Suối ca dòng nước trong.
Ta bà thành Tịnh độ.
Đầu núi áng mây hồng.
  • Trạm Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Thi, pháp tự Chân Trạm Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 380 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trạm Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trang Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2002 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 5 năm 2002 (19 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Hải, pháp tự Chân Trang Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoan. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 159 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Trang Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tráng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2005 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (28 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Hạnh, pháp tự Chân Tráng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 260 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tráng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Transformation at the Base (sách) Một cuốn sách bằng tiếng Anh được phiên tả từ bài giảng của Thầy Làng Mai trong khóa tu 7 ngày tại Key West năm 1997 về Duy Biểu Học. Nhà Parallax Press xuất bản năm 2001.
  • Trăng Đầu Non (điện đường) Tên một thiền đường thuộc Xóm Vững Chãi, tu viện Lộc Uyển.
  • Trăng Rằm (điện đường)
  1. Một thiền đường thuộc Tổ Đình Từ Hiếu, Huế.
  2. Một thiền đường tại chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới.
  • Trân Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2003 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 2003 (21 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Quảng Nhơn, pháp tự Chân Trân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Cẩm Lai. Thọ giới Thức Xoa Ma Na tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang.Nhận truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng:
Trái tim trân quý ngày nào
Trang nghiêm đất tịnh, trăng sao rạng ngời
Đăng trình bước ấy thảnh thơi
Giới thân sáng đẹp tài bồi pháp thân.
 Là đệ tử thứ 194 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tri giác sai lầm (thuật ngữ) Vọng tưởng, cái thấy sai lạc, cái hiểu sai lạc về thực tại bản thân và hoàn cảnh, nguồn gốc của khổ đau, sợ hãi, ganh tị, giận hờn và tuyệt vọng.
  • Tri Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2005 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (25 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Liên, pháp tự Chân Tri Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 290 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tri Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tri sự (chức vụ) Một vị xuất gia được chúng bầu ra để phối trí công việc chấp tác trong chúng, có thể giữ trách vụ một năm hay ít hơn. Chức vụ này rất khiêm nhượng, vì vậy người được bầu ra chỉ cần có tài năng phục vụ đại chúng chứ không cần có hạ lạp cao, không giống chức vụ tri sự trong truyền thống vốn là một chức vị chỉ đứng sau chức vị trụ trì. Tiếng Anh gọi là work coordinator nghĩa là người điều hành chấp tác.
  • Trí Duyên (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu theo pháp môn Làng Mai, gốc chùa Linh Sơn, Pháp. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1965, xuất gia năm 1991; được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2002 với bài kệ truyền đăng:
Trí sáng lên đường gặp phúc Duyên.
Đài sen nối sáp đạt chân truyền.
Tuyết sương che chở trời phương ngoại.
Hoa nở bên thềm nguyệt dọi hiên.
  • Trí Giác (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Anh, sinh năm 1952, tập sự xuất gia năm 1983 (31 tuổi), thọ giới Sa Di Ni tháng 7 năm 1983 (31 tuổi) tại chùa Linh Sơn, pháp danh Diệu Trí, pháp tự Trí Giác. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1987. Thọ giới lớn tháng 10 năm 1989 tại Limoges. Là đệ tử của HT Thích Huyền Vi. Gốc chùa Linh Sơn, Pháp quốc. Đến Làng Mai từ năm 1992.
  • Trí Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Đức, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2004 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 11 năm 2004 (18 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Trí Lan, pháp tự Chân Trí Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Mãng Cầu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 214 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trí Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trí Tạng (tên gọi) Một vị xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt - Campuchia, quốc tịch Canada, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2001 (13 tuổi), thọ giới Sa Di ngày 26 tháng 3 năm 2004 (15 tuổi) tại tu viện Lộc Uyển, pháp danh Trung Như, pháp tự Trí Tạng. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử của Thầy Pháp Hòa, gốc tu viện Trúc Lâm – Canada. Đến Làng Mai từ năm 2004. Thầy thuộc thế hệ thứ 43 tông Lâm Tế chánh tông.
  • Trì Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Úc, quốc tịch Úc, sinh năm 1959, tập sự xuất gia năm 2009 (50 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (50 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Vững Tỉnh – Steady Awareness of the Heart, pháp tự Chân Trì Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 594 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trì Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Triển Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2005 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Hiếu Lạc, pháp tự Chân Triển Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Là đệ tử thứ 372 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Triển Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Triết Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (16 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhuận Nguyện, pháp tự Chân Triết Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 305 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Triết Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Triêu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2004 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 30 tháng 8 năm 2004 (19 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Nghiêm Phú, pháp tự Chân Triêu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Olive. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 209 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Triêu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Triệu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Liên, pháp tự Chân Triệu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 292 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Triệu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Sc Trinh Nghiêm
  • Trinh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2007 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Trinh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 535 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trinh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Sr. Trình Nghiêm
  • Trình Nghiêm(tên gọi)Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1974, tập sự xuất gia năm 2005 (31 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (31 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Minh, pháp tự Chân Trình Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 246 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Trình Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trong Sáng (cơ sở) Một xóm dành cho các sư cô, thuộc tu viện Lộc Uyển, do sư cô Trung Chính làm trụ trì.
  • Trọng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1947, tập sự xuất gia năm 2006 (49 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Liên, pháp tự Chân Trọng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 470 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trọng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trợ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2008 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (27 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Du, pháp tự Chân Trợ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 605 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trợ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trú Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2005 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (21 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Tịnh Hưng, pháp tự Chân Trú Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 273 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trú Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trúc Diệu (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 1993 tại Việt Nam. Thọ giới lớn năm 2000. Đến Làng Mai từ năm 2003.Nhận truyền đăng năm 2010 trong đại giới đàn Thủy Tiên tại Thái Lan với bài kệ truyền đăng:
Pháp thân trúc tím hoa vàng
Tỳ ni diệu dụng, vẹn toàn lối đi
Một lòng nương cửa từ bi
Tám phương gió gọi, tâm quy hải triều.
  • Trúc Lâm (tên gọi, điện đường) 1. Tên vị Tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam, Trúc Lâm Điều Ngự (hay Trúc Lâm Đại Sỹ), tức vua Trần Nhân Tông.
2. Một thiền đường thuộc chùa Pháp Vân, Xóm Thượng.
  • Trúc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1956, Tập sự xuất gia năm 2002 (46 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 5 năm 2002 (46 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Huyền, pháp tự Chân Trúc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoan. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 153 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trúc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô trước khi xuất gia là mẹ thầy Pháp Hiển.
  • Trung Chính (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, xuất gia năm 1975 tại Việt Nam, pháp danh Thiên Chơn, pháp tự Trung Chính. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1998 tại Làng Mai với bài kệ truyền đăng:
Trung kiên lòng dạ tựa trăng rằm.
Chính
đạo muôn đời nối tổ tông.
Đạo ý vườn xưa vừa khởi sắc.
Một sân hòe quế đã đơm bông.
Sư cô nguyên là trụ trì chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới và hiện là trụ trì xóm Trong Sáng, Tu Viện Lộc Uyển.
thầy Trung Hải
  • Trung Hải (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, thọ giới Sa Di năm 1994 tại Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Trung quán vang âm tiếng Hải triều.
Tài trai há ngại vượt cao siêu.
Sông xưa đem lại vầng trăng mới.
Núi cũ chim về hết tịch liêu.
 
 Là đệ tử của Hòa Thượng Thích Quán Chơn. Gốc chùa Từ Ân. Đến Làng Mai từ năm 2000. Thầy Trung Hải thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế.
  • Trung Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Canada, quốc tịch Canada, sinh năm 1966, tập sự xuất gia năm 1999 (33 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 27 tháng 07 năm 1999 (33 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Amour Tranquille du Coeur, pháp tự Chân Trung Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoài. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2002. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng:
Quyết tâm một hướng về Trung đạo.
Gươm thần trí tuệ sẵn trang Nghiêm.
Chỉ quán hành trì trong nhật dụng.
Thanh thiên bạch nhật ngộ chân thiền.
Là đệ tử thứ 83 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Trung Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trung tâm Từ Thị (cơ sở) Một trung tâm thiền tập do bốn vị giáo thọ cư sĩ của Làng Mai có quốc tịch Đức thành lập tại Hohenau, Đức Quốc. Trung tâm này mở những khóa tu liên tiếp bằng tiếng Đức cho thiền sinh các nước Đức, Thụy Sĩ, và Áo. Tăng thân Làng Mai đã mở nhiều ngày chánh niệm tại đây. Tại trung tâm này, có một tịnh thất của Thầy Làng Mai.
  • Trung Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau:  
Trung thực xưa nay vẫn một lòng.
Ý thơ về ấm ngọn đông phong.
Một cây sinh biết bao cành lá.
Tuệ nghiệp viên thành rạng tổ tông.
  • Truyền đăng (lễ lược) Nghi lễ trao đèn cho một vị giáo thọ, gọi đầy đủ là phó pháp truyền đăng (trao đèn phó thác giáo pháp). Vị giáo thọ mới, trong lễ truyền đăng trình lên Sư Ông và đại chúng bài kệ kiến giải, và nhận một bài kệ truyền đăng, một chứng chỉ và một cây đèn. Lễ truyền đăng thường được tổ chức trong khuôn khổ của một đại giới đàn. Số lượng các vị giáo thọ được truyền đăng tính đến cuối năm 2009 là 285 vị.
  • Truyền Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2006 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Hồng, pháp tự Chân Truyền Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 443 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Truyền Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Truyền thông (thuật ngữ) Khả năng truyền đạt giữa người này với người kia. Tiếng Anh là communication. Phương pháp thiết lập hoặc tái lập truyền thông là ái ngữ và lắng nghe. Thực tập giới thứ tư của năm giới (ái ngữ và bi thính) hành giả có thể tái lập được truyền thông giữa mình và những người khác. Xem thêm Ái ngữ Lắng nghe.
  • Truyện Kiều qua cái nhìn thiền quán (khóa giảng) Khóa giảng của Thầy Làng Mai về truyện Kiều trong mùa xuân 1992. Những bài giảng này đã được sư cô Giải Nghiêm phiên tả, biên tập và được nhà Lá Bối xuất bản thành sách với tựa đề Thả Một Bè Lau.
  • Truyện Kiều Văn Xuôi (sách) Một cuốn sách trình bày truyện Kiều dưới dạng văn xuôi của Thầy Làng Mai, dành cho người trẻ. Nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 2002, in chui tại Việt Nam hai lần cũng năm 2002. Sách đã được chính thức do nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2006.
  • Trực Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 2005 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (27 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thường Anh, pháp tự Chân Trực Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 264 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trực Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trừng An (tên gọi) Xem Lưu Phương
  • Trừng Hạnh (tên gọi) Xem Lưu Phong
  • Trừng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2008 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (22 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Thục Huệ, pháp tự Chân Trừng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 611 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trừng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trừng Quang (tên gọi)
Xem Thầy Làng Mai
  • Trừng Sơn (tên gọi)
Xem Chí Thắng
  • Trừng Trì (tên gọi)
Xem Chí Niệm
  • Trừng Tuệ (tên gọi)
Xem Chí Mậu
  • Trừng Viên (tên gọi)
Xem Chí Mãn
  • Trường Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2005 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (25 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Trí, pháp tự Chân Trường Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 265 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Trường Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Trượng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1975, tập sự xuất gia năm 2008 (33 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (34 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Bổn Lan, pháp tự Chân Trượng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 598 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Trượng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni năm 1990 tại Làng Mai. Là đệ tử thứ 04 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tú Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1970, tập sự xuất gia năm 1998 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 09 tháng 08 năm 1998 (28 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Tuệ Hạnh, pháp tự Chân Tú Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Phong. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2000. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng:
Tinh đẩu trời khuya còn lệ.
Thuyền về vừa cập bến trang
Nghiêm.
Lửa hồng bến cũ nay tao ngộ.
Tay Bụt truyền trao tối thượng thiền.
Là đệ tử thứ 69 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tú Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tuấn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2006 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Thảo, pháp tự Chân Tuấn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 416 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tuấn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Túc Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1973, tập sự xuất gia năm 2000 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 12 tháng 2 năm 2001 (28 tuổi) tại chùa Pháp Vân– Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Từ, pháp tự Chân Túc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trà Mi. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng:
Giới thân cụ Túc trang Nghiêm.
Nguyền xưa dành để trao truyền ấn tâm.
Vững bền hải đảo tự thân.
Đài gương sáng tỏ xa gần ngợi khen.
Là đệ tử thứ 116 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Túc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tùng Bút (cơ sở) Ngôi nhà dành cho Thầy Làng Mai tại tu viện Lộc Uyển.
  • Tùng Hạc (cơ sở) Một xóm dành cho các sư cô, thuộc tu viện Rừng Phong, do sư cô Chân Đức làm trụ trì.
  • Tùng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1965, tập sự xuất gia năm 2002 (37 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 2 năm 2003 (38 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Loving Sunshine of the Heart, pháp tự Chân Tùng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồ Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 164 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tùng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tùng Xanh (cơ sở) Một xóm dành cho các thầy, thuộc tu viện Bích Nham, do thầy Chân Pháp Nguyên làm trụ trì.
  • Tùy Hỷ Hồi Hướng (bài tụng) Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
  • Tùy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1964, tập sự xuất gia năm 2006 (42 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (43 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Tuệ Hạnh, pháp tự Chân Tùy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 473 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tùy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô trước khi xuất gia là mẹ của sư chú Pháp Xa.


  • Tuệ Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1970, tập sự xuất gia năm 1993 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 11 tháng 12 năm 1993 (23 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Nghiêm Đức, pháp tự Chân Tuệ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Con Cá. Thọ giới lớn năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc. Nhận truyền đăng năm 1999 với bài kệ truyền đăng:
Tuệ giác đã nguyền nên sự nghiệp.
Nghiêm
hành giới định tháng ngày vui.
Cánh tay bồ tát không ngừng nghỉ.
Biển khổ thuyền dong cứu độ người.
Là đệ tử thứ 21 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tuệ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tuổi Trẻ Lý Tưởng Và Hạnh Phúc (sách) Một cuốn sách dịch và bình giảng kinh Samiddhi của Thầy Làng Mai, do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ xuất bản năm 1999. Sau này được sửa chữa và tái bản dưới tựa đề Hạnh Phúc, Mộng và Thực, do Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007.
  • Tuổi Ngọc (cơ sở) Một cư xá thuộc Xóm Hạ.
  • Tuyền Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2005 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (15 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Bối Như, pháp tự Chân Tuyền Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 307 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tuyền Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tuyển Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2006 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (23 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Liên, pháp tự Chân Tuyển Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 419 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tuyển Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tuyết Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2005 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Đài, pháp tự Chân Tuyết Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 336 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tuyết Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tư Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1969, tập sự xuất gia năm 2004 (35 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 11 năm 2004 (35 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Chơn Thường Minh, pháp tự Chân Tư Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Mãng Cầu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 211 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tư Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tứ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2005 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nghiêm Tịnh, pháp tự Chân Tứ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 300 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Tứ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Từ Bi Quán (bài hát) Một bài hát, lời của Thầy Làng Mai, sư cô Chân Không phổ nhạc.  
Tịnh thủy trong bình.
Từ trên tay bồ tát.
Rót trên sa mạc.
 Thành biển xanh mông mênh.
Cổng tam quan và Hồ bán nguyệt
  • Từ Hiếu (cơ sở) Ngôi chùa tổ, gốc của Đạo Tràng Mai Thôn, là nơi thầy Làng Mai xuất gia tu hoc, thường được gọi là Tổ Đình Từ Hiếu, tên chữ là Sắc Tứ Từ Hiếu Tự, tọa lạc ở Thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy, thành phố Huế, Việt Nam. Địa chỉ xem lịch sử Tổ Đình Từ Hiếu: http://thuvientuhieu.blogspot.com/2011/05/tu-hieu-pagoda-history.html






Chánh điện












  • Từ Lực (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Từ vân đương hiện thụy. Lực đại bản do tâm. Đối cảnh tâm bất động. Chân giác bất ly trần.
  • Từ Minh (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di năm 1992 tại chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Trí, pháp tự Từ Minh. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 2 năm 1997 trong đại giới đàn Từ Hiếu được tổ chức tại chùa Từ Hiếu. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau:
Mây Từ để lộ vầng Minh nguyệt.
Rót xuống trần gian ánh dịu hiền.
Lắng khúc hải triều lên nhịp sống.
Ngồi trên sinh tử vẫn an nhiên.
Là đệ tử của Thượng tọa Thích Chí Mậu. Gốc chùa Từ Hiếu. Đến Làng Mai từ năm 2006. Thầy Từ Minh thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 phái Liễu Quán.
  • Từ Nghiêm (chùa, tên gọi)
  1. Chùa thuộc Xóm Mới, Làng Mai. Địa chỉ: 13 Martineau, 33580 Dieulivol, France, do sư cô Chân Linh Nghiêm làm trụ trì.
  2. Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau: Từ bi bóng rợp che im mát. Nghiêm túc thân ngồi đại địa an. Không gian mở rộng về vô tận. Nguyện lớn tung lên cánh đại bàng.
  1. Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1945, tập sự xuất gia năm 1991 (46 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 1 năm 1991 (46 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Thọ, pháp tự Chân Từ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Quỳnh Hương. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 8 năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích. Nhận truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng:
    Chân ý đã là châu báu sẵn.Từ Nghiêm muôn hạnh cũng dung thông.
    Ta người một thể không hư vọng.
    Hồi hướng tùy duyên hạnh giải đồng.
    Là đệ tử thứ 11 của Sư Ông Làng Mai, (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Từ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
thầy Từ Phước
  • Từ Phước (tên gọi) Một vị xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di năm 1999 tại chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Quả, pháp tự Từ Phước. Thọ giới lớn ngày 8 tháng 5 năm 2005 trong đại giới đàn Nguyên Thiều được tổ chức tại Huế. Là đệ tử của Thượng tọa Thích Chí Mậu. Gốc chùa Từ Hiếu. Đến Làng Mai từ năm 2007. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2011 trong đại giới đàn Lằng Nghe tại Đạo tràng Mai Thôn với bài kệ truyền đăng như sau:
Nhân từ quả phước vẫn theo nhau
Cùng với Tăng thân nối nhịp cầu
Pháp lạc sớm chiều nuôi đất tổ
Ngàn xưa truyền lại tới ngàn sau.
Thầy Từ Phước thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 phái Liễu Quán.
  • Từ Quán (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di năm 1998 tại chùa Phước Thành - Huế, pháp danh Tâm Thường, pháp tự Từ Quán. Thọ giới lớn ngày 30 tháng 3 năm 2002 trong đại giới đàn Từ Hiếu được tổ chức tại chùa Từ Hiếu. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau:
Công phu nuôi dưỡng ơn Từ phụ.
Mạch suối Long Thuyền đã
Quán thông.
Liễu biếc tần già lên tiếng gọi.
Hoa đào chúm chím gió mùa xuân.
Là đệ tử của Thượng tọa Thích Chí Mậu. Gốc chùa Từ Hiếu. Đến Làng Mai từ năm 2006. Thầy Từ Quán thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 phái Liễu Quán.
  • Từ Tâm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, thọ giới Sa Di năm 1992 tại chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Thành, pháp tự Từ Tâm. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 2 năm 1997 trong đại giới đàn Từ Hiếu được tổ chức tại chùa Từ Hiếu. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau:
Quan chiêm diệu đế khởi Từ Tâm.
Một sáng mây lành hiện pháp luân.
Cánh hoa hé nụ thơm Ưu Bát.
Ấm trời phương ngoại một mùa xuân.
Là đệ tử của Thượng tọa Thích Chí Mậu. Gốc chùa Từ Hiếu. Đến Làng Mai từ năm 2007. Thầy Từ Tâm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 phái Liễu Quán.
  • Tự Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2008 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (27 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Nhuận Đăng, pháp tự Chân Tự Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 592 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tự Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Từng Bước Nở Hoa Sen (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Châu Âu ấn hành lần đầu năm 1985, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở các nước. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Present Moment, Wonderful Moment, do nhà Parallax ấn hành.
  • Tưới hoa (pháp môn) Công nhận sự có mặt của những hạt giống tài năng và đức hạnh nơi một người khác, giúp cho những hạt giống ấy lớn lên và hiến tặng thêm nhiều hoa trái. Những hạt giống này đã được trao truyền bởi tổ tiên (chủng tử bản hữu) hay mới được gieo trồng trong kiếp này (chủng tử tân huân) cần có điều kiện và cơ hội để được tưới tẩm. Tưới hoa không có nghĩa là tâng bốc hoặc nịnh nọt; tưới hoa là giúp cho người kia vượt thoát mặc cảm tự ti, có niềm tin nơi khả năng của người ấy và giúp cho người ấy có thêm năng lượng để đi tới. Những hạt giống phiền não (khổ đau) và những hạt giống bồ đề (hạnh phúc) đều có tính hữu cơ, nhờ thực tập mà ta có thể chuyển phiền não thành bồ đề, cũng như ta cũng có thể ủ phân rác để nuôi dưỡng hoa trái. Thương yêu một người nào ta phải thực tập tưới hoa cho người ấy và đừng nên tưới rác, nghĩa là không giúp cho những hạt giống phiền não của người ấy có cơ hội phát khởi và lớn mạnh. Đó là phương pháp tưới tẩm chọn lọc (selective watering): chỉ tưới hoa mà không bao giờ tưới rác. Xem chủng tử.
  • Tưới tẩm hạt giống tốt (pháp môn, bài tụng) 1. Nói và làm những gì có thể giúp cho tài năng, đức hạnh và hạnh phúc của người kia được nuôi dưỡng và phát triển. Mọi người, ai cũng có những hạt giống tốt và xấu trong tàng thức. Nhận diện và tưới tẩm những hạt giống tốt trong ta và trong người là một pháp môn có thể đem lại hạnh phúc rất mau chóng. Xem chủng tử tưới hoa. 2. Một bài tụng mà nội dung là sự thực tập tưới tẩm những hạt giống tốt trong ta và trong người. Bài tụng này đã được nhạc sĩ Anh Việt phổ thành nhạc.
  • Tương Lai Thiền Học Việt Nam (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối Paris ấn hành năm 1982 và đã được tái bản nhiều lần.
  • Tương Lai Văn Hóa Việt Nam (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Paris và Châu Âu xuất bản năm 1982, tái bản năm 1983.
  • Tương tức (thuật ngữ) Cái này là cái kia, cái này nằm trong cái kia. Cũng như sóng và nước, cha và con, đám mây và dòng sông, thân và tâm, thời gian và không gian. Đây là giáo lý của kinh Hoa Nghiêm, cũng như giáo lý tương nhập (đi vào nhau) và nhất thiết tức nhất, nhất tức nhất thiết (cái tất cả nằm trong cái một, cái một nằm trong cái tất cả). Dịch ra tiếng Anh là interbeing, tiếng Pháp là interêtre, tiếng Đức là intersein. Dòng Tiếp Hiện được gọi là The Order of Interbeing (dòng Tương Tức).
  • Tường Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1972, tập sự xuất gia năm 1996 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 1996 (24 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Phương Thiện, pháp tự Chân Tường Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Khế. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng:
Cát Tường năm sắc tỏa uy Nghiêm.
Mây phủ non xưa chốn tọa thiền.
Dưới ngọn đèn xanh, tâm lĩnh ý.
Trăng vàng vừa chiếu rạng tây hiên. 
Là đệ tử thứ 45 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tường Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tựu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2006 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thánh Quang, pháp tự Chân Tựu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 434 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Tựu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
  • Tý – Cây Tre Triệu Đốt (sách) Một cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Châu Âu xuất bản năm 1984, với mười bốn bức minh họa của bé Thanh Tuyền (bảy tuổi).
  • Tý – Chiếc Lá Ổi Non (sách) Một cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Châu Âu xuất bản năm 1984, với mười bốn bức minh họa của bé Thanh Tuyền (bảy tuổi).

Không có nhận xét nào: